Được mệnh danh là vua của khối ngành kỹ thuật nên lĩnh vực cơ khí động lực luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy các bạn đã biết, học ngành cơ khí động lực ra trường làm gì chưa? Chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết bên dưới nhé!
Mục lục
Tiềm năng của ngành cơ khí động lực trong tương lai
Là ngành học khá mới mẻ trên thị trường, nhưng ngành cơ khí động lực được dự đoán sẽ có tiềm năng phát triển rất mạnh. Điều đó được chứng minh bởi:
- Cơ khí động lực không chỉ dừng lại ở lĩnh vực ô tô, mà còn bao trùm các ngành công nghiệp nặng, sản xuất thiết bị. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn sẽ luôn có cơ hội làm việc trong các dự án và công ty công nghệ tiên tiến.
- Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác, nhu cầu nhân lực lành nghề trong lĩnh vực này sẽ ngày càng tăng cao. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lao động.
- Đặc biệt, ngành cơ khí động lực luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới, như công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Việc nắm bắt những xu hướng này sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Học ngành kỹ thuật cơ khí động lực ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành cơ khí động lực không thiếu, nhiều là đằng khác. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận công việc tại các vị trí như:
- Kỹ thuật viên tại các công ty, hãng, garage ô tô
- Kỹ thuật viên tại các dự án, công trình xây dựng
- Kỹ thuật viên tại các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất…
- Kỹ thuật viên tại các công ty sửa chữa máy tàu, cảng, công ty đường sắt…
- Kỹ thuật viên, nhân viên tại các công ty kinh doanh máy móc, phụ tùng, thiết bị cơ khí….

Cơ khí động lực là học về những gì?
Chuyên ngành cơ khí động lực hiện là ngành tích hợp kiến thức của nhiều môn học và ngành học. Cụ thể, theo khung chương trình chung sẽ bao gồm các chuyên môn sau:
- Động cơ ô tô: Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, dầu
- Kỹ thuật cơ khí ô tô: Bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy móc trên ô tô (máy khởi động, máy nén…)
- Kỹ thuật cơ khí đường thuỷ: Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ tàu thuỷ và các máy móc khác có liên quan
- Kỹ thuật cơ khí đường sắt: Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ đầu máy và các máy móc khác có liên quan
- Kỹ thuật cơ khí công nghiệp: Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống băng chuyền công nghiệp trong nhà máy,các hệ thống điều khiển cơ khí
- Động cơ điện: Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ điện ô tô, các loại máy móc có liên quan

Xem thêm: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Nên đăng ký học ngành cơ khí động lực tại trường nào?
Việc chọn trường học sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như: chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, cơ hội thực tập, việc làm sau tốt nghiệp. Và tại Aspace đều đáp ứng đủ tất cả những tiêu chí trên với:
- Thời lượng học thực hành chiếm hơn 80%, không học các môn lý thuyết hàn lâm
- Chương trình học mang tính ứng dụng thực tế cao, theo từng đầu việc cụ thể
- Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật
- Được trải nghiệm công việc thực tế bằng các dự án thật, đảm bảo tay nghề đạt chuẩn đầu ra
- Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập chuyên nghiệp
- Hỗ trợ giới thiệu việc làm đúng chuyên môn sau khi ra trường
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hình dung rõ hơn về các vị trí công việc khi học ngành kỹ thuật cơ khí động lực. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho Aspace để được hỗ trợ thông tin nhé!

Thông tin liên hệ:
- Fanpage: Trường thực hành Aspace
- Địa chỉ: 18 Võ Văn Tần, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- SĐT: 0236 3699 699
- Website: aspace.edu.vn