MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo sinh viên trở thành kỹ sư kỹ thuật vi mạch với các năng lực chuyên môn cốt lõi sau:

NĂNG LỰC THIẾT KẾ: 

  • Phát triển tư duy thiết kế phần cứng, phân tích tốt kiến trúc hệ thống, lõi IP
  • Nắm vững quy trình thiết kế và kiểm thử vi mạch số.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ thiết kế vi mạch.
  • Sử dụng tốt các công cụ, phần mềm mô phỏng vi mạch để kiểm tra, mô phỏng và tối ưu hóa trong quá trình thiết kế.
  • Tiếp nhận và thực thi được dự án về thiết kế vi mạch trong ứng dụng thực tế (tập trung điển hình vào các chip, vi mạch trong lĩnh vực ô tô) 

NĂNG LỰC SỬA CHỮA: 

  • Nhận diện và phân tích sự cố của các hệ thống liên quan đến vi mạch điều khiển 
  • Kiểm tra, xác định và thay thế linh kiện IC – Chip trên các vi mạch

ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN LÀ NGƯỜI PHÙ HỢP ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ THIẾT KẾ VI MẠCH TÀI NĂNG

Đam mê máy tính, điện thoại từ nhỏ (game, youtube, tiktok,…)

Thích vọc vạch tìm hiểu về phần mềm, lập trình, website, ứng dụng,...

Có tìm hiểu về thiết kế, lập trình, thích đọc sách về thiết kế, điện tử, lập trình,…

Có tư duy nhạy bén về giải quyết một vấn đề, có ý tưởng sáng tạo

DẤU HIỆU CỦA NGƯỜI PHÙ HỢP

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO

KHỞI ĐỘNG

Làm quen quy trình thiết kế phần cứng, các kỹ thuật và các công cụ, quy trình thiết kế lõi IP (intellectual property) gồm:

  • Ngôn ngữ mô tả phần cứng: HDL/Verilog/SystemVerilog
  • Phần mềm thiết kế: Vivado(Vivado Design Suite).
  • Công cụ mô phỏng: VCS/Modelsim/Vivado.
  • Quy trình thiết kế vi mạch số.

TĂNG TỐC

Bắt tay vào thiết kế và kiểm thử vi mạch, tập trung vào:

  • Thiết kế mạch(logic tổ hợp, logic tuần tự, máy trạng thái hữu hạn,…).
  • Thiết kế IP(LED driver, core AES,…).
  • Thiết kế hệ thống truyền thông trên chip.
  • Sử dụng phần mềm Vivado để tạo SoC chạy trên FPGA.
  • Code testbench.

VỀ ĐÍCH

Tập trung hoàn thiện dự án cá nhân, dự án nhóm và dự án lớn

NỘI DUNG CHỦ ĐẠO

Giai đoạn Nội dung chủ đạo
Học kỳ 1 Kiến thức về mạch điện và mạch điện tử, linh kiện điện tử, vi điều khiển, vi xử lý, lập trình với ngôn ngữ Assembly và ngôn ngữ C cho vi điều khiển và vi xử lý.
Học kỳ 2 Quy trình thiết kế vi mạch, các thành phần logic, thiết kế mạch số, ngôn ngữ mô tả phần cứng Verilog, VHDL, ngôn ngữ thiết kế phần cứng mức cao SystemC.
Học kỳ 3 Phân tích cấu trúc của mạch số, vi mạch tích hợp SoC (System on Chip), hệ thống BUS, kỹ thuật thiết kế vi mạch (Designe echnique).
Học kỳ 4 Các phương pháp kiểm tra thiết kế mạch, ngôn ngữ thiết kế và mô phỏng: System Verilog, mô phỏng UVM (Universal Verification Methodology), kiểm tra formal (formal verification), mô hình hỗ trợ mô phỏng thiết kế VIP (Verification IP), kỹ năng debug.
Học kỳ 5 Quy trình thiết kế vật lý: Kiến thức về phân tích timing tĩnh, kiểm tra thiết kế DFT (Design For Test).
Học kỳ 6 Ngôn ngữ thiết kế và mô phỏng hệ thống: SystemC, kiến thức nền tảng Linux, sử dụng FPGA(Field Programmable Gate Array) để thiết kế, RTL coding, mô phỏng, tổng hợp, phân tích timing,…
Học kỳ 7,8 Thực nghiệp kỹ sư (code tests để mô phỏng toàn bộ chức năng thiết kế, xây dựng môi trường hỗ trợ coverage và đánh giá quá trình verification), hoàn thiện dự án tốt nghiệp.

THÔNG TIN KHÁC

  1. Tổng thời lượng: 3 năm
  2. Bằng cấp: Cao đẳng chính quy (danh hiệu Kỹ sư thực hành thiết kế vi mạch)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN