Trước sự phát triển như “vũ bão” của thời đại kỷ nguyên số, ngành kỹ thuật vi mạch bán dẫn đang dần chiếm ưu thế khi nằm trong top những ngành đáng lựa chọn nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây là ngành học vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường. Do đó, vẫn còn nhiều bạn chưa hiểu rõ về cơ hội và tiềm năng mà ngành này mang lại. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết bên dưới nhé!
Mục lục
Tầm quan trọng của ngành kỹ thuật vi mạch bán dẫn trên thị trường hiện nay
- Ngành kỹ thuật vi mạch đóng vai trò chủ chốt, quyết định hiệu suất và tính đồng bộ của hệ thống công nghệ. Vì vậy, đây được đánh giá là top lĩnh vực có quy mô phát triển nhân lực nhanh nhất.
- Với sự đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những quốc gia chủ chốt của ngành công nghiệp bán dẫn vi mạch trong thời gian tới.
- Hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã chọn Việt Nam làm địa điểm cho các dự án liên quan đến công nghiệp vi điện tử và bán dẫn. Qua đó thu hút được rất nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Hàng trăm doanh nghiệp đã gia nhập đường đua tìm kiếm nhân sự lĩnh vực thiết kế vi mạch với nhiều chính sách cạnh tranh. Mức thu nhập trong lĩnh vực này có thể lên đến 3.000 USD
Học kỹ thuật vi mạch bán dẫn ra trường làm gì?
Là ngành học có xu hướng bùng nổ trên toàn cầu, nên cơ hội việc làm cũng vô cùng rộng mở. Sau khi ra trường, bạn có thể chọn làm việc tại các vị trí:
- Kỹ sư thiết kế và sản xuất vi mạch điện tử
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển vi mạch
- Chuyên viên kiểm tra và sửa chữa vi mạch điều khiển,…
Tố chất phù hợp học ngành kỹ thuật vi mạch bán dẫn
- Để theo đuổi ngành kỹ thuật vi mạch bán dẫn, bạn cần có niềm đam mê với công nghệ và điện tử, yêu thích việc khám phá cơ chế hoạt động của các thiết bị. Điều này sẽ giúp bạn luôn hứng thú khi làm việc với những mạch điện phức tạp.
- Tính sáng tạo cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu có khả năng tư duy đột phá, bạn sẽ dễ dàng đưa ra các giải pháp mới. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Bên cạnh đó, kiên nhẫn và tỉ mỉ là những phẩm chất không thể thiếu. Bởi công việc liên quan đến vi mạch đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, và chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống.
- Cuối cùng, tinh thần học hỏi và không ngừng cập nhật kiến thức, mới là tố chất cốt lõi. Công nghệ vi mạch bán dẫn không ngừng phát triển, và để thành công trong ngành, bạn cần sẵn sàng học hỏi những xu hướng mới nhất.
Kỹ thuật vi mạch bán dẫn là học về những gì?
Chương trình học sẽ bao gồm các kiến thức chuyên môn sau:
- Nền tảng kỹ thuật điện tử và tiếp cận các quy trình thiết kế phần cứng và mô phỏng
- Phân tích cấu trúc mạch số, vi mạch tích hợp, các phương pháp thiết kế, ngôn ngữ thiết kế và mô phỏng
- Quy trình thiết kế vật lý
- Ngôn ngữ thiết kế và mô phỏng hệ thống (hoàn chỉnh bản thiết kế vi mạch vật lý)
- Quy trình đóng gói và kiểm tra vi mạch
- Phân tích sơ đồ mạch các hệ thống liên quan đến vi mạch điều khiển
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế chip, các vi mạch trong các thiết bị điện tử và các hệ thống điều khiển tự động
Nên học ngành kỹ thuật vi mạch bán dẫn ở đâu?
Với kinh nghiệm đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin hơn 12 năm theo tiêu chí học thực hành – thực tế, đáp ứng đúng yêu cầu doanh nghiệp. Trường Aspace đã nhận được rất nhiều sự lựa chọn của các bạn sinh viên bởi:
- Học thực hành với thời lượng hơn 80%, giúp học nhanh, dễ nắm bắt kiến thức
- Học trên các dự án thật, giúp thành thạo kỹ năng một cách nhanh chóng
- Trải nghiệm làm việc thực thụ tại các công ty công nghệ hàng đầu. Tạo cơ hội làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp
- Học với công nghệ tiên tiến, được cập nhật thường xuyên, đảm bảo luôn đi đầu xu hướng công nghệ
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về ngành kỹ thuật vi mạch bán dẫn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn đừng ngần lại liên hệ Aspace để được hỗ trợ thông tin nhanh nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
- Fanpage: Trường thực hành Aspace
- Địa chỉ: 18 Võ Văn Tần, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Liên hệ: 0236 3699 699
- Website: aspace.edu.vn